3 điều người dại thích khoe khoang, trong khi người khôn ngoan lại giữ cho riêng mình. Bạn đang là kiểu người khôn hay dại?
Chúng ta biết, sử dụng lời ăn tiếng nói là một nghệ thuật cũng là một kỹ thuật cần phải học hỏi và tu luyện mỗi ngày. Dù bạn là ai, khi nói ra một lời nào đó, đều thể hiện rất nhiều về con người của bạn. Lời nói quan trọng đến nỗi, nhiều người còn cho rằng, thà nói ít còn hơn nói nhiều.
Bất hạnh trong cuộc đời, rất nhiều trường hợp lại từ miệng mà ra. Một người khôn ngoan là biết cách dùng lời nói để giúp bản thân mình thành công, tránh được tai họa. Đặc biệt là ba câu sau đây, hãy cứ giữ trong bụng, đừng bao giờ nói ra.
Không nói với người ngoài về chuyện xấu trong nhà
Tục ngữ có câu: “Vạch áo cho người xem lưng”. Mọi chuyện trong gia đình bạn phải được giữ bí mật, kể cả với những người thân thiết nhất. Mặc dù nguyên tắc này đơn giản và dễ hiểu, vẫn luôn có những người không thể kiểm soát được bản thân.
Đôi khi sau một cuộc cãi vã, bạn cảm thấy đầy bất bình và nóng lòng muốn tìm người để phàn nàn. Đây là một chuyện cực kỳ bình thường, trong gia đình ai cũng sẽ có những bất bình ở mức độ này hay khác. Người thông minh có xu hướng tự giải quyết những bất bình của mình. Những chuyện gia đình tầm thường mà bạn gặp phải sẽ chỉ trở thành lời bàn tán sau lưng và mục tiêu chế nhạo. Đôi khi, họ còn thêm vào những thông tin để khiến chuyện tầm phào thành giật gân.
Nếu chuyện này truyền đến tai gia đình, chắc chắn sẽ lại gây ra ồn ào và tranh chấp càng lớn hơn. Cuối cùng, nó khiến cuộc gặp gỡ giữa anh chị em ngại ngùng, mối quan hệ giữa họ hàng trở nên khó xử.
Vì vậy, hãy im lặng và đừng nói chuyện gia đình với người ngoài. Bạn phải biết: Dưới đáy nồi của mỗi người đều có tro tàn. Cách tốt nhất để giải quyết bê bối của chính mình là đóng cửa lại bảo ban nhau.
Tôn trọng, không kể chuyện riêng của trẻ
Bí mật của trẻ thường sẽ không to lớn kiểu “ai đó sắp hủy diệt Trái Đất” đâu. Nó đôi khi chỉ là những câu chuyện nhỏ nhặt xảy ra trong trường lớp hay bạn nhỏ ngồi kế bên thôi. Khi trẻ đã có thể kể cho bạn nghe một câu chuyện gì đó, là lúc trẻ đã bắt đầu nhận thức và đánh giá môi trường xung quanh. Trẻ muốn chia sẻ cho bạn những điều mà bạn chưa thể chứng kiến hoặc không thể chứng kiến, nó cũng có nghĩa là trẻ chỉ muốn kể riêng cho mình bạn nghe mà thôi. Vì sao lại như thế? Trẻ con đơn giản lắm, chúng biết những điều chúng cần và rất muốn được thể hiện. Vì thế, đối với những chuyện trẻ muốn, tự bản thân trẻ sẽ kể cho tất cả mọi người cùng nghe và ngược lại, có những chuyện, trẻ chỉ muốn mình bạn biết mà thôi.
Bí mật không dừng lại ở những câu chuyện, đôi khi còn là những thói quen hoặc lỗi lầm của trẻ. Bạn sẽ kể cho người khác nghe chuyện trẻ tè dầm ngay cả trước mặt trẻ, hoặc là trẻ bị điểm kém và bị cô giáo đánh. Điều này sẽ làm giảm sự tin tưởng của trẻ dành cho bạn. Trẻ chưa đối mặt nhiều với cuộc sống, nên với những câu chuyện trên chính là những vấn đề lớn trong cuộc sống của trẻ. Nó cũng quan trọng như những bí mật của bạn vậy. Bạn sẽ ra sao nếu bạn phát hiện người bạn thân duy nhất của mình đang kể bí mật của bạn cho người khác? Bạn lại chẳng tức giận đến lồng lộn lên ấy, trẻ con không thể tức giận với bạn, chúng sẽ chỉ cảm thấy bất lực và thất vọng đến muốn khóc mà thôi. Có phải bạn nghĩ trẻ con thì có biết gì đâu, vâng, chúng không biết nhiều về thế giới quan, về những công trình, những phản ứng hóa học, những sự thật to lớn về nhân loại, nhưng chúng biết những cảm nhận nguyên thủy nhất của con người, đã bắt đầu hình thành phản xạ tự nhiên của con người và cũng đủ để hiểu những gì bạn đang làm với trẻ.
Nếu bỗng một ngày trẻ nói với bạn “Con kể cho mẹ nghe điều này, mẹ phải hứa nhất định không được kể cho người khác đấy!” thì tôi khuyên bạn, hãy chân thành và quyết tâm giữ bí mật cho chúng, đồng thời nhìn nhận lại bản thân bạn xem bạn đã tiết lộ bí mật nào của trẻ rồi. Điều này cho thấy việc trẻ đã phát hiện ra nhưng vẫn muốn tin tưởng bạn lần nữa, đừng có mà làm chúng lại thất vọng.
Không nói về thu nhập gia đình
Thu nhập gia đình luôn là một chủ đề nhạy cảm, nói nhiều sẽ sinh ra đố kỵ, nói ít sẽ sinh ra kỳ thị. Nhưng thường có một số người dại dột thích khoe gia thế, khoe khoang sự giàu có.
Người thông minh thường “giấu đi sự giàu có của mình”. Họ không tiết lộ lý lịch gia đình cho người khác, thậm chí còn giả vờ nghèo khi thích hợp. Bởi vì họ không cần bề ngoài phải trang hoàng lộng lẫy.
Ngoài ra, họ cũng hiểu rằng sự đánh giá cao của người khác không phải là thành tựu. Đồ càng khoa trương thì kẻ ác càng thèm muốn, mất đi càng nhanh; đồ càng tầm thường thì kẻ xấu càng khó tìm ra, tự nhiên sẽ an toàn hơn.
NT (SHTT)