Món chân giò hầm đậu nành là món ăn được kết hợp giữa vị bùi của đậu nành cùng vị mềm, béo của thịt chân giò đã tạo nên món ăn đầy hấp dẫn. Với cách làm món chân giò hầm đậu nành đơn giản các bà nội trợ có thể bổ sung thêm vào thực đơn bữa tối cho gia đình mình.
Theo cơ sở dữ liệu dinh dưỡng quốc gia Mỹ thì một chén (155 gram) đậu tương đông lạnh sẽ chứa 189 calo, 1 gram bão hòa, 16 gram carbohydrate tổng số, 8 gram chất xơ, 3 gam đường và 17 gram protein. Một khẩu phần ăn như vậy cung cấp 10% nhu cầu canxi, 16% vitamin C, 20% sắt, 52% vitamin K và 121% nhu cầu folate hàng ngày của bạn.
Đậu tương không chứa cholesterol và là một nguồn tuyệt vời của protein, sắt, canxi nên rất tốt cho sức khỏe. Loại thực phẩm này còn giúp chị em làm chậm quá trình lão hóa và giảm cân.
Các isoflavone (một loại hợp chất chống oxy hóa phytoestrogens) trong đậu tương có mối liên kết với khả năng giảm nguy cơ loãng xương. Canxi và magiê trong đậu nành có thể giúp làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt, điều tiết lượng đường trong máu và ngăn ngừa chứng đau nửa đầu.
Phụ nữ cũng cần lưu ý bổ sung đầy đủ lượng axit folic cần thiết khi mang thai để bảo vệ chống lại các khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinhNếu không bổ sung đủ chất sắt trong chế độ ăn uống, hiệu quả sử dụng năng lượng của cơ thể bạn bị ảnh hưởng trầm trọng và bạn dễ bị kiệt sức do thiếu năng lượng. Đậu tương là một nguồn chứa sắt nhiều như đậu lăng, rau chân vịt và trứng… nên bạn có thể tiêu thụ chúng để cung cấp năng lượng cho mình.
Các folate trong edamame có thể giúp bạn tránh được các cơn trầm cảm bằng cách ngăn ngừa sự dư thừa homocysteine hình thành trong cơ thể.
Chính vì vậy khi kết hợp hầm giữa chân giò và đậu nành sẽ tạo nên món ăn đầy dinh dững cho mọi người.
Dưới đây là cách làm món chân giò hầm đậu nành
Nguyên liệu cho món chân giò hầm đậu nành.
2 cái chân giò
200g đậu nành
Hành, gừng
Gia vị: 20ml nước tương, một ít muối, đường, 20g đường phèn, 15ml rượu
Cách làm món chân giò hầm đậu nành
Lấy đậu nành không có vỏ cũng được nhưng nên lấy đậu nành còn vỏ tuy làm lâu hơn một chút nhưng có nhiều dinh dưỡng hơn.
Mang đậu nành ra ngâm trong nước lạnh cho đậu nở ra rồi đãi sạch vỏ. Tiếp tục ngâm đậu đã tẩy vỏ đi trong khoảng 8 tiếng nữa cho đậu mềm ra.
Chân giò nên mua chân sau, nhỏ xương nhiều thịt, bì lại mỏng. Chọn những chân thịt chắc không bèo nhèo nặng khoảng 500-600 gr là chân giò lợn còn non. Khi cần làm chân giò nhồi lại phải chọn chân trước mới dễ rút xương. Chân giò to, lợn gầy nấu lâu chín, ăn kém ngon.
Sau đó đem cạo và rửa sạch, chặt khúc vừa ăn. Đun sôi nước rồi cho chân giò vào nấu khoảng 5 phút rồi vớt chân giò ra, ngâm nước lạnh khoảng 10 phút.
Bắc chảo lên bếp đun nóng chảo sau đó cho dầu ăn vào, Sau khi dầu ăn đã nóng thì cho đường vào đun đến khi đường chuyển sang màu cánh gián và nổi bong bóng lên rồi cho chần giò vào đảo đều cho chân giò có màu nâu đẹp là được.
Thêm đậu nành, nước tương và rượu vào đảo đều sau đó cho thêmgừng, tỏi, hạt nêm và 1 chút nước vào nồi, đậy vung và đun sôi trong vòng 45 phút dưới lửa nhỏ.
Cuối cùng khi thịt đã chín thì múc ra bát và thưởng thức.
Chúc các bạn thành công!
H.Trang (tổng hợp)