Trong giao tiếp giữa cá nhân, điều kiện kinh tế cũng trở thành tiêu chí để nhiều người lựa chọn bạn bè.
Nếu trình độ kinh tế giữa 2 người quá chênh lệch thì dù 2 người có thể giao tiếp với nhau trong thời gian ngắn cũng khó có thể duy trì mối quan hệ lâu dài và trở thành bạn thân.
Theo kết quả thực nghiệm của các nhà tâm lý học, phần lớn người giàu thích kết giao với những người có cùng mức độ kinh tế với mình, không thích kết giao với người có thu nhập thấp hơn quá nhiều. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là ở 2 điều sau.
1. Sự kiên cố hóa giai cấp
Từ xa xưa đến nay, xã hội đã được chia thành nhiều giai cấp. Thời xa xưa có 2 tầng lớp rõ rệt là quý tộc và dân thường. Ngay cả trong xã hội ngày nay cũng ngầm phân chia thượng lưu, trung lưu và người có mức sống thấp hơn.
Các giai cấp ở thời cổ đại hầu hết được phân biệt theo huyết thống. Nhưng ở thời hiện đại, xã hội thường phân biệt theo tài sản và địa vị kinh tế.
Trong bộ phim kinh điển “Titanic”, ngoài câu chuyện tình yêu sâu sắc, phim còn diễn giải một cách hoàn hảo về tầng lớp xã hội lúc bấy giờ.
Trong một chuyến tàu có hạng trên và hạng dưới. Tầng trên đi hạng nhất, tầng dưới đi hạng ba. Các nhân vật trong phim sống cuộc sống rất khác nhau ở hạng nhất và hạng ba.
Trong khoang hạng nhất, những người thượng lưu được nếm thử rượu ngon nhất, nghe những bản nhạc du dương và khiêu vũ với những bước nhảy uyển chuyển. Nhưng ở hạng ba, mọi người chỉ có thể giải trí và uống bia với chi phí thấp hơn.
Mặc dù họ sống cuộc sống hoàn toàn khác nhau, nhưng chỉ cần không làm phiền nhau thì họ đều có thể yên tâm. Tuy lối sống khác nhau nhưng họ có thể tìm thấy hạnh phúc trong môi trường riêng của mình.
Nhưng đằng sau hoàn cảnh tưởng chừng như hài hòa ấy lại ẩn chứa một vấn đề xã hội nghiêm trọng, đó là vấn đề kiên cố hóa giai cấp. Nghĩa là khó vượt qua những rào cản của giai cấp.
Các tầng lớp xã hội vững chắc, trong các nhóm của mỗi tầng lớp đều ở trạng thái tương đối khép kín, cho dù các cá nhân muốn thay đổi mức sống bằng nỗ lực của chính mình và phá bỏ xiềng xích của sự phân chia, nhưng vẫn khá khó khăn.
Xét từ góc độ xã hội học, hiện tượng cố định giai cấp trong xã hội rõ ràng thì tình hình xã hội ổn định. Những người sống thu nhập thấp hơn khó vươn tới tầm cao mới sẽ dần dần thích nghi với hiện tại.
Người thu nhập thấp và người giàu sống ở những môi trường hoàn toàn khác nhau và hầu như không có cơ hội giao tiếp. Nói cách khác, có rất ít chủ đề chung giữa 2 bên.
2. Khác biệt về quan điểm
Trên thực tế, yếu tố hạn chế người thu nhập thấp vượt qua rào cản không chỉ là của cải vật chất, mà còn về mặt tư duy.
Nhiều người nghèo dành cả cuộc đời để theo đuổi sự ổn định và thoải mái, vì vậy một khi mức sống đạt đến mức mong muốn, họ sẽ ngừng cố gắng. Nhưng người giàu thì khác, vì họ được tiếp cận với nhiều thứ mới hơn, nhiều thông tin và nguồn lực xã hội hơn nên họ có tầm nhìn rộng hơn. Dưới ảnh hưởng của kiểu suy nghĩ này, họ có nhiều khả năng thành công hơn.
Nền tảng kinh tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tầm nhìn và tầm nhìn ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, trình độ của con người. Chính vì vậy, chúng ta không thể phủ nhận rằng, nền tảng kinh tế đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề này.
Tuy nhiên, dù chúng ta đang có điều kiện sống thế nào cũng không cần phải so sánh bản thân với người khác, chỉ cần là chính mình. Mỗi người đều có cách sống riêng, dù nghèo khó hay giàu sang thì cũng phải vươn lên, khiến cho bản thân hạnh phúc hơn mỗi ngày.
Theo Ứng Hà Chi (Phụ Nữ Số)