Nếu bạn muốn tình hình tài chính của mình luôn ổn định, không còn nợ nần đầm đìa thì hãy loại bỏ những thói quen không tốt bằng các mẹo trong bài viết này.
Hãy tưởng tượng một thế giới nơi bạn có đủ khả năng để có những kỳ nghỉ hoàn hảo, trả tiền học đại học cho bọn trẻ và cống hiến cho cộng đồng. Đó là một giấc mơ tuyệt vời, phải không?
Thực tế, đó không phải là một giấc mơ viển vông. Chỉ cần thay đổi một vài thói quen chi tiêu cũng có thể giúp bạn nhanh chóng biến những điều nếu-điều-đó thành hiện thực.
Có nhiều nguyên nhân khiến bạn rơi vào tình trạng nợ nần. Một trong số đó có thế bắt nguồn từ những thói quen chi tiêu không tốt. Nếu không muốn bản thân rơi vào tình trạng nợ nần bạn nhất định phải nắm rõ những thói quen chi tiêu xấu này. Biết đâu, chẳng những tránh được tình trạng nợ nần mà bạn còn có thể tiết kiệm được nhiều tiền bạc hơn nhờ việc loại bỏ những thói quen chi tiêu không tốt ra khỏi cuộc sống của mình.
Vậy làm thế nào để loại bỏ những thói quen tài chính không tốt? Trước hết hãy xem đâu là những thói quen “có hại” mà bạn cần loại bỏ.
1. Tiêu nhiều hơn số tiền bản thân kiếm được
Một lý do hiển nhiên khiến bạn rơi vào tình trạng nợ nần là do đã tiêu nhiều hơn số tiền bản thân kiếm được. Ai cũng biết rằng việc chi tiêu nhiều hơn số tiền kiếm được sẽ khiến bạn thân mắc nợ nhưng không phải ai cũng làm chủ được thói tiêu chi tiêu của bản thân.
Hơn nữa, sau khi tiêu hết số tiền lương hàng tháng bạn vẫn có thể sử dụng tiền tiết kiệm, vay mượn từ bạn bè và người thân hoặc dùng thẻ tín dụng. Về lâu về dài, thói quen chi tiêu phung phí này sẽ đẩy bạn rơi vào tình trạng nợ nần khó mà giải quyết được.
Vì vậy, lời khuyên đến từ các chuyên gia là bạn cần sống trong khả năng của bản thân, cân nhắc kĩ trước mỗi quyết định mua sắm. Đồng thời, giảm mức chi tiêu xuống và dùng số tiền dư ra để trả nợ càng sớm càng tốt.
2. Tiêu số tiền bạn không có
Có nhiều cách để bạn có được tiền trong tay như sử dụng thẻ tín dụng, vay tiền, ứng tiền mặt. Đây đều là những cách có được số tiền chưa thực sự là của bạn. Khi bạn sử dụng chúng vào việc mua sắm đồng nghĩa là đang tạo ra khoản nợ cho bản thân. Nếu không trả hết nợ sớm, lãi mẹ đẻ lãi con sẽ khiến số nợ của bạn tăng lên.
Bạn có thể khắc phục thói quen chi tiêu xấu này bằng cách cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết và chỉ dựa vào thu nhập để chi trả cho những nhu cầu tiêu dùng của bản thân.
3. Sử dụng thẻ tín dụng chi tiêu hàng ngày
Bạn nên sử dụng tiền mặt để thực hiện các giao dịch mua sắm hàng ngày thay vì sử dụng thẻ tín dụng. Điều mà thẻ tín dụng hấp dẫn người dùng là nó cho phép bạn chi trả trước và thanh toán sau. Đây cũng là một cạm bẫy khiến bạn rơi vào tình trạng nợ thẻ tín dụng nếu không kịp thanh toán đầy đủ hóa đơn thẻ tín dụng mỗi tháng.
4. Dùng nợ để trả nợ
Không ít người có thói quen vay ở chỗ này để bù vào chỗ khác, sử dụng thẻ tín dụng để trả các khoản vay mượn của bản thân. Tuy nhiên, cách làm này không cải thiện được tình trạng nợ nần của bạn, giúp nó trở nên tốt hơn mà ngược lại còn làm tình hình tồi tệ đi. Vì thế, thay vì nghĩ cách vay mượn chỗ này chỗ kia, bạn nên đánh giá lại thói quen tiêu dùng của bản thân để có được những quyết định chi tiêu sáng suốt nhất.
Làm thế nào để phá bỏ thói quen chi tiêu xấu?
Việc đưa ra một vài quyết định đúng đắn sẽ giúp bạn đạt được thành công lâu dài. Vì vậy, bây giờ bạn đã biết thói quen chi tiêu nào phải thực hiện, sau đây là những gì cần thực hiện thay thế.
1. Lập ngân sách
Đặt tên cho mỗi khoản chi tiêu vào đầu tháng và tiết kiệm trước. Nếu không có khoản tiết kiệm để chi trả cho trường hợp khẩn cấp, an ninh tài chính của bạn sẽ gặp rủi ro và bạn sẽ bị cám dỗ để sử dụng thẻ tín dụng khi xe bị hỏng.
2. Hiểu bản thân và động lực của bạn
Mỗi ngày, bạn có quyền đưa ra các quyết định giúp bạn tiến lên về mặt tài chính hoặc khiến bạn lùi bước. Biết được điểm mạnh, điểm khó khăn và xu hướng của bạn là chìa khóa để sử dụng chúng làm lợi thế của bạn.
3. Lên kế hoạch ăn uống
Lên kế hoạch cho các bữa ăn của bạn vào đầu mỗi tuần để tránh phải đi ăn ngoài suốt cả tuần. Và khi bạn đi ăn ngoài, hãy suy nghĩ kỹ trước khi thêm vào món khai vị hoặc đồ uống.
4. Chờ đợi trước khi bạn mua
Bạn cần học cách nói không với bản thân để đạt được điều gì đó vĩ đại hơn về lâu dài – bất kể cảm xúc hiện tại của bạn như thế nào hay điều này đi ngược lại với những gì mà mọi người xung quanh đang làm. Một câu hỏi mà bạn nên tự hỏi mình là “liệu bạn có mua cái này nếu không ai nhìn thấy nó không?”
NT (SHTT)