Ung thư không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng tại sao nếu trong gia đình, vợ hoặc chồng bị ung thư thì người còn lại có nguy cơ cũng mắc?
Vợ chồng có dễ lây ung thư cho nhau?
Các bác sĩ đưa ra khái niệm “ung thư vợ chồng” chỉ tình trạng, nếu vợ hoặc chồng mắc ung thư, thì sau một thời gian, nửa kia cũng phát hiện bị mắc bệnh tương tự. Vậy ung thư có lây giữa các thành viên?
Thực tế, ung thư được hình thành bởi sự tăng sinh và biệt hóa bất thường của tế bào mô người, không phải do virus hay vi khuẩn xâm nhiễm. Vì vậy, các khối u ung thư không phải là bệnh truyền nhiễm, giữa vợ và chồng không có khả năng lây nhiễm cho nhau.
Nguyên nhân khiến nhiều cặp vợ chồng mắc cùng một loại ung thư là do ở chung môi trường sống, có thói quen làm việc, nghỉ ngơi, chế độ ăn uống… giống nhau. Lối sống của người này dễ ảnh hưởng đến người còn lại, làm tăng nguy cơ mắc ung thư cho cả hai.
4 loại ung thư vợ chồng dễ mắc chung
1. Ung thư phổi
Nếu người chồng hút thuốc trong thời gian dài và người vợ hít phải khói thuốc thì khả năng cả 2 sẽ cùng mắc ung thư phổi. 90% bệnh nhân mắc ung thư phổi đêu liên quan mật thiết với thói quen hút thuốc. Một vài thống kê cho thấy, những người sống chung với người hút thuốc trong thời gian dài có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 6 lần so với những người không có khói thuốc,.
Ngoài ra, ô nhiễm trong nhà như khói bếp cũng sẽ gây hại cho phổi. Từ đó là tăng tỷ lệ mắc ung thư phổi.
2. Ung thư gan
Nói đến ung thư gan phải nhắc đến tiền thân của nó là các bệnh viêm gan do virus viêm gan B hoặc C. Điều đáng sợ nhất là loại virus này hoàn toàn không thể chữa khỏi ở thời điểm hiện tại và căn bệnh này chỉ có thể được kiểm soát bằng thuốc. Tuy nhiên, loại virus không thể tiêu diệt này lại cực kỳ dễ lây lan nên càng khiến nhiều người lo lắng.
90% bệnh nhân ung thư gan phát triển từ viêm gan siêu vi. Điều đó có nghĩa là, dưới tiền đề của thói quen sinh hoạt và hành vi gần gũi của các cặp vợ chồng, khả năng lây nhiễm là rất cao. Vì vậy nếu một bên bị ung thư gan, bên còn lại cũng nên đi tầm soát kịp thời.
Các cặp vợ chồng làm việc cùng nhau, ăn cùng nhau chưa có nguy cơ lây nhiễm cao, miễn là bạn không quá thân mật đến mức trao đổi (nước bọt) thì không có nguy cơ lây nhiễm.
3. Ung thư dạ dày
Nhiều tài liệu nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) ở người có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày và khuẩn HP cũng có khả năng lây nhiễm ở một mức độ nhất định. Do đó, nếu một trong hai vợ chồng bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori thì khả năng lây nhiễm của người kia cũng tăng lên do tiếp xúc gần gũi trong cuộc sống.
Ngoài ra, các cặp vợ chồng chung sống, ăn uống cùng nhau, nếu một người thích ăn đồ chiên, đồ nướng, đồ hun khói và các thực phẩm chứa chất gây ung thư như nitrit hay acrylamide thì cả hai người có thể sẽ ăn loại thực phẩm này nhiều hơn. Do đó, nếu chồng hay vợ bị ung thư dạ dày, người còn lại cũng có nguy cơ cao phát triển bệnh.
4. Ung thư đại trực tràng
Sự xuất hiện của ung thư đại trực tràng có liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống không lành mạnh. Nếu vợ chồng thường xuyên cùng nhau ăn những món nhiều dầu mỡ, đường, chất béo thì gánh nặng cho đại trực tràng của cả hai sẽ tăng lên. Hệ vi khuẩn đường ruột dễ bị mất cân bằng cũng tạo cơ hội cho các bệnh về đường ruột, dễ xuất hiện các khối u ác tính.
Mặc dù những căn bệnh ung thư kể trên có khả năng khiến cả vợ chồng cùng mắc, điều này không có nghĩa là nếu vợ hay chồng bị ung thư thì người kia chắc chắn sẽ mắc bệnh. Nguyên nhân do nguy cơ mắc ung thư của một người do nhiều yếu tố tác động. Ngoài môi trường, thói quen sinh hoạt, di truyền, tiền sử bệnh tật bản thân… cũng là những yếu tố ảnh hưởng quan trọng.
Làm thế nào để ngăn ngừa “ung thư gia đình”?
Như đã nói ở trên, hầu hết các cặp vợ chồng sống chung đều có thể mắc cùng 1 loại bệnh do thói quen sinh hoạt, lối sống và môi trường gây nên. Bởi vậy, để phòng ngừa, các cặp vợ chồng cần làm những việc sau:
– Thay đổi lối sống không khoa học, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Giảm thịt, ăn nhiều trái cây, rau quả và thực phẩm giàu cellulose.
– Kiểm soát cân nặng.
– Không ăn thực phẩm nấm mốc và thức ăn thừa để lâu ngày.
– Tập thể dục thường xuyên.
– Bỏ hút thuốc lá và chất kích thích, đồ uống có cồn.
– Khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh (nếu có).
PN (SHTT)