Lựu vừa chống ung thư, vừa tăng cường sinh lý nhưng lại ‘đại kỵ’ với những nhóm người này

Lựu là loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng được nhiều người yêu thích nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng không phải ai cũng có thể ăn quả lựu.

Quả lựu là một trái cây có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cao mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Từ xưa, quả lựu đã trở thành một trong những thành phần trong phương pháp Ayurveda – khoa học y tế có nguồn gốc từ Ấn Độ giáo. Thêm nữa, lựu là loại quả rẻ tiền và có ở bất cứ đâu.

Quả lựu có chứa vitamin C và vitamin B, axit hữu cơ, đường, protein, lipid, canxi, phốt pho, kali và các khoáng chất khác. Trong đó, vitamin C trong quả lựu cao gấp táo 1-2 lần. Thành phần nào của quả lựu cũng mang lại nhiều dưỡng chất.

Nước lựu chứa nhiều axit amin và nguyên tố vi lượng, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, chống viêm loét, làm mềm các mạch máu, ổn định huyết áp và lượng đường trong máu, giảm cholesterol và nhiều tính năng khác.

Lựu vừa chống ung thư, vừa tăng cường sinh lý nhưng lại 'đại kỵ' với những nhóm người này

Những lợi ích của quả lựu

– Chống viêm khớp

– Hỗ trợ trị rối loạn cương dương

– Tăng cường ham muốn

– Cải thiện chất lượng tinh trùng

– Ngăn ngừa nguy cơ ung thư

– Ngăn ngừa thiếu máu

– Ổn định huyết áp

Những người không nên ăn lựu

Mặc dù cực kỳ tốt cho sức khỏe nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng không phải ai cũng có thể ăn quả lựu nhất là đối với người mắc bệnh viêm dạ dày.

Những người bị sâu răng hay gặp các vấn đề về răng miệng. Nếu vẫn muốn thưởng thức loại quả này, sau khi ăn bạn phải đánh răng ngay lập tức.

Bệnh nhân cúm: Những người mắc bệnh cảm cúm không nên ăn lựu.

Trẻ con cũng hạn chế ăn lựu, nếu ăn nhiều sẽ làm nóng trong người.

Người bệnh mắc bệnh đái tháo đường: Tuy quả lựu có tác dụng kiểm tra lượng đường trong máu , nhưng không phải là loại quả lý tưởng để ăn thường xuyên.

Lựu vừa chống ung thư, vừa tăng cường sinh lý nhưng lại 'đại kỵ' với những nhóm người này - 1

Mặc dù cực kỳ tốt cho sức khỏe nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng không phải ai cũng có thể ăn quả lựu nhất là đối với người mắc bệnh viêm dạ dày, mắc các bệnh răng miệng, người bị cúm hoặc đái tháo đường…Ảnh minh họa: Internet

Ăn lựu tốt nhất nên bỏ hạt

Hạt lựu chín có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng chống vi khuẩn, chống oxy hóa và tác dụng tẩy giun hiệu quả. Tuy nhiên thực tế đã có trường hợp trẻ em nguy kịch vì tắc ruột do ăn nhiều hạt lựu.

Vì vậy, khi ăn không nên nuốt hạt lựu, với người lớn thì cần nhai kỹ trước khi nuốt.

Để tận dụng hết được những dưỡng chất có trong quả lựu, bạn có thể cho lưu ép lấy nước, hoặc có thể kết hợp với một số hoa quả khác như: lê, sơ-ri, xoài hoặc quýt để được cốc nước ngon thơm ngon như ý.

Thực phẩm ‘đại kỵ’ với lựu

Quả mơ

Lựu và quả mơ khi ăn cùng nhau sẽ gây một số vấn đề dạ dày. Đường có ảnh hưởng tiêu cực đến các enzym tiêu hóa protein và do đó nó làm chậm quá trình tiêu hóa.

Sữa

Vì khi kết hợp lựu với sữa sự kết hợp này sẽ ảnh hưởng tới tiêu hóa, hấp thụ dưỡng chất. Vì protein trong sữa một khi gặp axit trong lựu sẽ bị ngưng đọng, từ đó ảnh hưởng tới việc tiêu hóa hấp thụ sữa. Chúng cũng gây nên tình trạng chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy.

Biên Thùy (SHTT)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *