Quả lê có những tác dụng cực tốt về dinh dưỡng, có công dụng trị bệnh, nhưng quả lê có thể sẽ thành chất gây hại nếu sử dụng không đúng hay ăn cùng thực phẩm kiêng kỵ.
Tác dụng của quả lê đối với sức khỏe
Hạ sốt
Khi bị sốt mà không có sẵn thuốc hạ sốt ở trong nhà, bạn hãy uống nước ép từ quả lê. Đây là bài thuốc hạ nhiệt cơ thể trong Đông y từ thời xa xưa, do quả lê có tính hàn, sẽ sớm đưa cơ thể về nhiệt độ bình thường. Khi đang sốt cao, uống 1 ly nước ép lê lớn, cơn sốt bừng bừng sẽ dần biến mất, cơ thể sẽ mát mẻ trở lại.
Tăng sức đề kháng cho cơ thể
Trong lê có chứa immunity, khi vào cơ thể sẽ giúp hệ miễn dịch của chúng ta hoạt động hiệu quả. Các thành phần dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất dồi dào nên việc sử dụng lê thường xuyên sẽ giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, tăng cường hệ miễn dịch.
Ăn một quả lê mỗi ngày sẽ giúp bạn có đủ năng lượng dồi dào cho cả ngày làm việc hiệu quả.
Ngăn ngừa táo bón, tốt cho ruột già
Quả lê chứa rất nhiều vitamin và chất xơ, rất có lợi cho hệ thống tiêu hóa của bạn, giúp nhuận tràng. Nếu ăn lê thường xuyên, chứng táo bón của bạn sẽ không bao giờ còn.
Giảm nguy cơ bị đái tháo đường
Ăn lê giúp giữ lượng đường trong máu ổn định, vì trong quả lê có chứa anthocyanin, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường typ 2.
Giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa bệnh về huyết áp
Pectin là một hoạt chất có trong lê có tác dụng làm giảm cholesterol trong cơ thể, ăn lê thường xuyên giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Thành phần Glutathione tìm thấy ở lê cũng giúp bạn duy trì mức huyết áp ổn định.
Chống viêm hiệu quả, ngăn ngừa dị ứng
Trong lê có hợp chất chống viêm giúp đẩy lùi những cơn đau. Trên thực tế, quả lê được dùng để điều trị nhiều bệnh viêm nhiễm hiệu quả. Ngay cả bệnh viêm khớp, việc sử dụng quả lê thường xuyên cũng có thể có tác dụng.
Ăn lê là một mẹo hay giúp bạn tránh được việc dị ứng. Nếu bạn hay dị ứng một số loại thức ăn thì hãy dùng chung nó với lê để những triệu chứng này giảm lại.
Phòng ngừa bệnh loãng xương
Boron là một chất rất cần có trong việc chuyển hóa canxi trong cơ thể, giúp bạn có mật độ xương rắn chắc. Ăn lê là một cách đơn giản để bổ sung boron cho bạn.
Những thực phẩm không nên ăn với lê
Quả lê kỵ rau dền: Nếu sau khi ăn một bữa rau dền và ăn quả lê bạn sẽ bị nôn và rối loạn tiêu hóa. Do đó người mắc bệnh tiêu hóa nên tránh xa món ăn này cùng nhau.
Quả lê kỵ thịt ngỗng: Thịt ngỗng chứa nhiều chất béo và protein, ăn quá nhiều sẽ khiến thận làm việc quá sức. Lê thuộc trái cây tính hàn. Ăn chung kích thích thận làm việc quá tải ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Quả lê kỵ củ cải trắng: Bởi Ceton đồng có trong những lê có thể phản ứng cùng axit cianogen lưu huỳnh trong củ cải, khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ.
Quả lê kỵ nước nóng: Quả lê không nên dùng chung với nước nóng. Vì lê tính sinh lạnh, nếu ăn lê uống nước nóng, một nóng một lạnh kích thích đường tiêu hóa gây tả.
Những người không nên ăn lê
Quả lê tuy ngon và bổ dưỡng, có nhiều tác dụng chữa bệnh là vậy, nhưng những người mắc những chứng bệnh sau cần phải kiêng sử dụng loại quả này. Cụ thể là:
Người bị nhiễm lạnh, cảm mạo và người bị lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa không nên ăn lê. Tính hàn trong lê sẽ làm những triệu chứng này càng thêm trầm trọng.
Người có tỳ vị hư hàn, phụ nữ sau khi sinh, bị thương ngoài da, trẻ em dưới 6 tháng tuổi không nên dùng vì sẽ hại đến tỳ vị.
Theo Thanh Huyền (Tiền Phong)