Người xưa thường dặn khi ngủ không nên để chân quay hướng tây, đầu không quay hướng đông, điều này có ảnh hưởng gì tới giấc ngủ của bạn.
Vì sao khi ngủ chân không để hướng Tây, đầu không quay hướng Đông?
Người xưa có câu: “Muốn dễ ngủ thì chân không được để hướng Tây, đầu không quay về hướng Đông”. Người ta tin rằng nếu nằm theo hướng Bắc – Nam sẽ giúp ngủ ngon hơn và tốt cho sức khỏe. Các chuyên gia sau này đã phát hiện ra, điều này là có cơ sở khoa học.
Hiểu theo nghĩa đen thì một người khi ngủ chân không được quay về hướng Tây, đầu không được quay về hướng Đông. Tuy nhiên nhiều người không quan tâm hướng nằm ngủ mà chọn theo cảm tính.
Nhưng trên thực tế, lời dạy trên có điểm hợp lý nhất định.
Trong xây dựng, người ta thường chọn hướng nhà Bắc hoặc Nam. Đặc biệt nhà hướng Nam có đặc điểm là dễ hấp thụ ánh sáng mặt trời, giúp sinh dương khí, có lợi cho gia chủ. Do đó, hướng Bắc – Nam được cho là có lợi cho cơ thể con người, giúp con người có nhiều sinh lực.
Ngoài ra, trong cơ thể con người còn có từ trường. Phần lớn mọi người đều biết trên Trái đất luôn tồn tại từ trường của hai cực Bắc và Nam. Vì vậy khi nằm ngủ mà đầu quay về hướng Đông, chân quay về hướng Tây là trái với quy luật từ trường của tự nhiên, dễ ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể.
Trong thời gian ngắn có thể cơ thể không thấy thay đổi nhưng về lâu dài, hướng ngủ sai sẽ làm tiêu hao năng lượng của cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Một khi các chức năng bị rối loạn, cơ thể sẽ gặp nhiều vấn đề khác nhau như da sạm đi, hoa mắt, chóng mặt, ngủ không ngon giấc.
Ngược lại, nếu nằm quay đầu hướng Bắc và chân quay về hướng Nam, chúng ta có thể duy trì sự cân bằng âm dương trong cơ thể, mang lại lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần.
Ngoài lời dạy về hướng ngủ, người xưa cũng cho rằng chất lượng giấc ngủ và vị trí của giường cũng có ảnh hưởng không hề nhỏ. Cụ thể, chúng ta không nên kê giường dựa vào tường, lúc này nếu bạn ngủ dựa đầu vào tường cũng sẽ khiến giấc ngủ bị cản trở.
Lý do là bởi phần sơn và bụi bẩn lâu này có thể rơi xuống. Trong đó có một số thành phần độc hại, khi con người hít vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng khó chịu, thậm chí gây bệnh.
Một điểm nữa là tường lâu ngày sẽ tương đối ẩm và lạnh. Những luồng khí lạnh này sẽ xâm nhập vào cơ thể con người khi ngủ. Đối với phụ nữ, nếu lâu ngày dễ bị nhiễm lạnh, đau bụng kinh, đối với người cao tuổi có thể gây viêm khớp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ.
Giấc ngủ thế nào giúp tăng tuổi thọ
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người trẻ tuổi có giấc ngủ tốt sẽ sống lâu hơn. Nghiên cứu xem xét dữ liệu từ 172.321 người có độ tuổi trung bình là 50 và 54% là phụ nữ cho thấy việc đáp ứng một số tiêu chí nhất định về giấc ngủ có thể kéo dài thêm gần 5 năm tuổi thọ của nam giới và khoảng 2,5 đối với tuổi thọ của nữ giới. Những người tham gia được theo dõi trong khoảng 4,3 năm, trong đó hơn 8.000 người đã qua đời vì bệnh tim mạch (30%), ung thư (24%) và nguyên nhân khác (46%).
Dựa trên đánh giá các yếu tố khác nhau về chất lượng giấc ngủ, các nhà nghiên cứu đã xác định 5 yêu cầu để xác định xem giấc ngủ có ngon hay không: Ngủ 7-8 tiếng/đêm, dễ tự đi vào giấc ngủ, không sử dụng thuốc ngủ, ngủ không bị ngắt quãng và cảm thấy cơ thể được nghỉ ngơi sau khi thức dậy.
So với những người có từ 0-1 yếu tố thuận lợi cho giấc ngủ, những người đáp ứng cả 5 yếu tố có nguy cơ tử vong vì bất kỳ lý do gì thấp hơn 30%, khả năng tử vong vì bệnh tim mạch thấp hơn 21%, khả năng tử vong do ung thư thấp hơn 19% và 40% ít có khả năng tử vong vì các nguyên nhân khác ngoài bệnh tim hoặc ung thư.
NT (SHTT)